Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp đi cùng xu hướng thời trang thay đổi mỗi ngày đang khiến ngành dệt may trở thành một ngành công nghiệp có mức tăng trưởng và nhu cầu nhân lực rất cao. Nhưng làm thế nào để trở thành một kỹ thuật viên dệt may và cơ hội phát triển của công việc này như thế nào? Hãy cùng Hướng Nghiệp Dạy Nghề tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé!
KỸ THUẬT VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ DỆT MAY SẼ LÀM GÌ?
Học ngành dệt may, bạn sẽ có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau trong các công ty, tập đoàn may mặc lớn tùy theo trình độ và khả năng của bản thân như:
PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT
Để trở thành một kỹ thuật viên giỏi trong ngành công nghệ dệt may, bạn cần phải được đào tạo đầy đủ về kiến thức, kỹ năng, hiểu biết rành rẽ các chất liệu, công nghệ, kỹ thuật may mặc để thực hiện tốt nhất công việc của mình.
Do phải tiếp xúc với nhiều người, nhiều phương tiện máy móc, nguyên vật liệu, chất liệu khác nhau nên ngành dệt may đòi hỏi người người lao động cần có khả năng thích nghi, tinh thần hợp tác và làm việc nhóm tốt. Bên cạnh đó, dệt may là ngành không chỉ chú trọng đến chất lượng mà còn là sản lượng sản xuất, do đó áp lực công việc sẽ không ít và kỹ thuật viên dệt may cần phải có sức khỏe và khả năng chịu áp lực cao.
MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC & CƠ HỘI VIỆC LÀM
Kỹ thuật viên ngành công nghệ dệt may sẽ làm việc theo giờ hành chính (8h/ngày) nếu vị trí công việc thuộc khối văn phòng hoặc làm việc theo ca, được quy định bởi từng cơ sở, nhà máy, khu sản xuất… Vào mùa cao điểm với số lượng đơn đặt hàng cao, kỹ thuật viên ngành công nghệ dệt may còn có thể phải làm tăng ca, phối hợp cùng nhau để đạt được sản lượng cần sản xuất.
Tuy vất vả nhưng đây cũng là một ngành có nhiều cơ hội cho sự thăng tiến và phát triển của bạn bởi các tập đoàn, công ty lớn luôn sẵn sàng tạo điều kiện để nhân sự học hỏi,nâng cao kiến thức và tay nghề. Bạn sẽ có cơ hội trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận, đứng đầu cơ sở sản xuất... Đặc biệt hơn, một số công ty đa quốc gia còn các cử nhân sự có năng lực đi học tại công ty mẹ ở nước ngoài.
NƠI ĐÀO TẠO
Nếu bạn ở thành phố Hồ Chí Minh, những cơ sở đào tạo như là: trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, trường Đại học Công nghiệp TP. HCM, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex TP. HCM, trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng, trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM,... là những gợi ý phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số cơ sở dạy nghề dệt may ở các tỉnh thành lân cận như: trường Sonadezi, Lilama 2, Cao đẳng nghề CNC, trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương….
Còn nếu bạn ở khu vực phía Bắc thì nên tham khảo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, các trường Cao đẳng, Trung cấp, Trung cấp nghề có chuyên ngành Công nghệ dệt may phù hợp.