ĐAM MÊ MÀ KO CÓ NĂNG KHIẾU. PHẢI LÀM SAO?


ĐAM MÊ MÀ KO CÓ NĂNG KHIẾU. PHẢI LÀM SAO?

Đây dường như là một câu hỏi đầy éo le nhưng không ít người gặp phải, là khi chiếc vòng nghề bạn-yêu-thích và nghề bạn-có-khả-năng dường như không hề giao nhau. Vậy nên từ bỏ hay “cố chấp” theo đuổi ước mơ? Tất cả đều có câu trả lời, chỉ là bạn cần kiên nhẫn để suy xét các vấn đề mà thôi! ;)

Đầu tiên, CỐ GẮNG HẾT SỨC. Hãy kiên trì, dốc sức để xem mình tiến được bao xa?

Có những yếu tố thuộc về bẩm sinh, nhưng rất nhiều khả năng tuyệt vời được xây dựng nên từ niềm yêu thích, sự kiên trì & nỗ lực ko ngừng nghỉ.

Ngoài một số khả năng được trui rèn qua quá trình thực hành, làm việc như khả năng tư duy, sắp xếp, suy nghĩ logic, ngoại ngữ, khả năng tính toán, phân tích, đo lường… thì nhiều khả năng vốn bị cho là “thiên bẩm” như nấu ăn, viết lách, nhảy múa, vẽ tay, khiếu thẩm mỹ, diễn xuất … thật sự đều có thể rèn luyện được qua thời gian. Lời khuyên cho bạn là:

- Đừng vội nghĩ mình không có năng khiếu, một số nghề nghiệp 95% đến từ sự rèn luyện.
- Hãy tự học hoặc đăng kí tham gia các trung tâm, cơ sở để được đào tạo các kỹ năng cơ bản, từ đó không ngừng cải thiện, trao dồi hơn mỗi ngày.
- Tham gia cộng đồng những người yêu nghề, các kênh thông tin về nghề để có thêm kinh nghiệm và cập nhật kiến thức mới
- Tìm kiếm những người bạn có cùng sở thích, đam mê, “đi cùng nhau giúp bạn đi xa hơn” và bạn bè chắc chắn sẽ là chỗ dựa tinh thần trong những lần mỏi mệt.
- Tìm một người thầy tốt, tâm huyết với nghề, nhờ thầy đánh giá khả năng, chia sẻ mong muốn của bạn và nếu được, thầy sẽ cho bạn 1 lời khuyên phù hợp.

MỞ RỘNG PHẠM VI, TÌM ĐIỂM GIAO NHAU giữa chiếc vòng năng khiếu và khả năng

Thị trường nghề nghiệp rộng lớn, có thể bạn không làm được chính xác công việc mình muốn, nhưng những công việc trong phạm vi liên quan vẫn hoàn toàn khả thi. Bạn thích âm nhạc?! Nếu không làm ca sĩ, bạn vẫn có thể thử sức trong lĩnh vực sáng tác, chơi nhạc cụ, hoà âm phối khí, xử lý âm thanh… Bạn yêu thức ăn, thích thưởng thức ẩm thực, ngoài việc trở thành một đầu bếp, bạn vẫn có thể là người review ẩm thực, cộng tác cùng các tạp chí hay thậm chí là mở một kênh bán đồ ăn online…

Vậy nên hãy ngồi xuống, vẽ ra một vòng tròn rộng hơn các công việc có-liên-quan đến nghề mà bạn yêu thích, cân nhắc rồi lựa chọn một công việc phù hợp nhất cho mình.

Luôn chuẩn bị, luôn nghĩ đến HƯỚNG PHÁT TRIỂN DÀI LÂU

Làm được việc mình yêu thích rồi, câu chuyện vẫn chưa dừng tại đó. Hãy nghĩ đến hướng đi lâu dài, con đường này, công việc này rồi sẽ dẫn bạn đến đâu. Không phải không có lý do mà các bậc phụ huynh rất sợ con mình tham gia vào một số ngành nghề đặc thù như diễn viên, dancer, ca sĩ,… bởi nhìn xa có thể thấy tuổi thọ nghề khá ngắn, nhiều rủi ro. Hoặc là bạn phải sớm toả sáng, hoặc là bạn nhanh chóng bị khoả lấp bởi một thế hệ khác, trẻ hơn, giỏi hơn và còn năng động hơn nữa…

Vậy nên việc của bạn là đừng mải chạy theo công việc mà quên ngồi xuống để nghĩ đến một tương lai xa hơn của nghề. Bạn sẽ làm gì tiếp theo, công việc này dẫn bạn đến đâu, bạn nên chuẩn bị kế hoạch gì để bản thân không rơi vào thế bị động trong tương lai, mặc dù còn xa.

Làm việc bạn thích không đơn thuần là “chọn con tim hay chọn nghe lý trí” mà đó là một quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và cân nhắc kỹ càng. Khi đã lường trước các tình huống, vạch ra các kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho chính mình thì còn chờ gì nữa, “chiến” thôi!!! ;)

Những tin tức khác